[ CHUYỂN ĐỔI SỐ ] Nguồn nhân lực triển khai Chuyển đổi số
Tổng quan
Hiện nay, nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) tại các địa phương, đặc biệt là các vùng miền núi, sâu, xa, biên giới và hải đảo, đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Sự thiếu hụt này chủ yếu là ở các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất sản phẩm và ứng dụng CNTT, công nghiệp ICT, ứng dụng phục vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh, và an toàn, an ninh thông tin.
Trong các cơ quan nhà nước, phần lớn cán bộ phụ trách CNTT đều là những người kiêm nhiệm, biệt phái hoặc hợp đồng, không có chuyên môn sâu về CNTT. Công việc không ổn định, mức lương thấp không tương xứng với trình độ và áp lực công việc lớn khiến nhiều cán bộ xin chuyển công tác hoặc xin thôi việc. Tuy nhiên, yếu tố nhân lực lại là yếu tố quyết định trong việc thành công hay thất bại của quá trình chuyển đổi số.
Hiện nay, nguồn nhân lực CNTT trong xã hội còn nhiều hạn chế, với tỷ lệ lao động trong lĩnh vực CNTT chỉ chiếm 2,8% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh, trong khi yêu cầu của nền kinh tế số đặt ra là phải chiếm 20% GRDP vào năm 2025.
Mong muốn giải đáp
-
Chính phủ cần xây dựng chiến lược, kế hoạch và cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT cho cả khối tư nhân và nhà nước. Cần có cơ chế tuyển dụng công chức và các ưu đãi đặc thù dành cho cán bộ phụ trách CNTT, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp tham mưu và triển khai nhiệm vụ Chuyển đổi số tại cơ sở.
-
Cần tổ chức đào tạo thường xuyên để nâng cao chuyên môn cho cán bộ, công chức chuyên trách về CNTT, đặc biệt là trong các lĩnh vực chuyên sâu phục vụ triển khai Đô thị thông minh, Chính quyền số, và chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác.
-
Các doanh nghiệp số cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền để tạo ra môi trường số thuận lợi và thúc đẩy chất lượng đào tạo từ ngành Giáo dục. Một môi trường số hấp dẫn sẽ khuyến khích các chuyên gia cống hiến hết mình, góp phần xây dựng các địa phương phát triển bền vững.