Giới thiệu
Đền Kim Ngưu tọa lạc dưới gốc đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, phía bên trái Thiên Quang Vân ảnh đài. Đền xây theo kiểu chữ đinh, bên ngoài ba gian bái đường, bên trong hai gian hậu cung thờ dọc, tường hồi bít đốc, bào trơn đóng bén, đền rất uy nghi và ấm cúng.
Về thần Kim Ngưu đã được nhiều sách ghi chép như: Bắc Thành địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí, Thăng Long cổ tích khảo, Tây Hồ chí…
Truyền rằng vào cuối thời Đường, Cao Biền thấy vùng đất Giao Châu rất linh thiêng có thể sinh ra nhiều người tài chống lại Bắc quốc, nên đã đến nhiều nơi ở vùng này để trấn yểm, đào đứt long mạch. Một hôm Cao Biền đến đất Duy Tiên (nay là huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) khai sông chặt đứt long mạch núi Phục Tượng (Đọi Sơn), thần núi Đọi Sơn hóa thành con trâu vàng phóng ánh sáng rực rỡ chạy dọc theo sông Hồng mà lên hồ Tây. Những vết chân trâu tạo nên dòng chảy gọi là sông Kim Ngưu. Nơi trâu vàng ẩn náu gọi là hồ Kim Ngưu (hồ Tây).
Từ truyền thuyết Kim Ngưu, hiện còn lại hai ngôi đền thờ tại hồ Tây. Ngôi đền thứ nhất ở ấp Tây Hồ, tức đền Kim Ngưu mới được phục dựng năm 2001. Ngôi đền thứ hai ở thôn Võng Thị đã bị phá hủy không còn nền móng. Đền Kim Ngưu ấp Tây Hồ còn 08 đạo sắc phong, trong đó có 04 đạo thời Lê Cảnh Hưng, 02 đạo thời Quang Trung và 02 đạo thời Nguyễn.
Hiện vật
Địa điểm xung quanh
số 10 ngõ 690 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
2.46Km
số 43C, ngõ 497, cụm 2, tổ 15 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội
1.37Km