Giới thiệu
Tên chữ Thiên Ân tự, tên thường gọi Đền Thiên Ân (sở dĩ có tên gọi này theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại thì trước đây có một nhà sư trụ trì tại chùa Thiên Ân. Chùa xây dựng đã lâu bị hư hoại, sư trụ trì đã đi quyên góp thập phương, sau không thấy trở về, việc sửa chữa bị dở dang. Từ đó nhân dân địa phương đổi chùa Thiên Ân thành đền Thiên Ân (Hiện nay trên nóc đền vẫn còn 3 chữ Hán đắp nổi “Thiên Ân Tự”).
Trước đây đền thuộc địa phận thôn Yên Hoa, đến đầu đời vua Thiệu Trị (1841) đổi thành Yên Phụ thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận.
Hiện nay là số nhà 145 đường Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Đền Thiên Ân thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Không có tư liệu nào ghi chép về niên đại khởi dựng của ngôi đền, song có thể căn cứ vào kiến trúc gỗ cũng như nghệ thuật trang trí trên đó, giúp ta suy đoán đền Thiên Ân có thể được dựng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Đền Thiên Ân kiến trúc dạng chữ Đinh. Tiền đường: 5 gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, khung gỗ, 4 bộ vì gỗ vì kèo quá giang. Hậu cung: 1 gian, 2 dĩ, xây gạch, mái lợp ngói ta, khung gỗ, 2 bộ vì gỗ kiểu vì kèo quá giang.
Hiện vật
Địa điểm xung quanh
số 10 ngõ 690 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
5.39Km
số 43C, ngõ 497, cụm 2, tổ 15 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội
4.9Km