Giới thiệu
Đền Thăng Long nằm ở số 339 phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Xưa kia di tích thuộc làng An Thái nằm trong vùng đất Bưởi phía Bắc kinh thành Thăng Long. Nguồn gốc có tên đền là Thăng Long, sách Tây Hồ chí chép: “Bà là con gái vua Động Đình giáng thế nên xinh đẹp khác thường, vua rất yêu mến. Khoảng năm Thiên Thuận (1128 - 1132), Vua Lý Thần Tông gả cho Vệ Quốc Công (hóa thân của Linh Lang Đại Vương). Không bao lâu khi qua cầu Tân Lang trên sông Tô thì hóa. Vua xuống chiếu lập đền thờ ban cho biển đề Đền Thăng Long”.
Theo lưu truyền trong dân gian ở vùng đất Bưởi cho hay: Bà giáng thế hạ trần vào nhà họ Lý, tên là Lý Thị Ngọc Ba, sinh quán ở đất Quý Hương, An Thái, Vụ Bản, Nam Định, sau đó trở thành vị nữ tướng, tương truyền chầu là người khảng khái chính trực, ra trận nếu có kẻ nào làm sai phép quân thì “tiền trảm hậu tấu” (chém đầu kẻ đó trước sau rồi mới về tâu với vua), nhưng đã có công giúp vua ra dẹp giặc và trấn giữ ở vùng Hà Trung, Thanh Hóa nên được sắc phong là Chiêu Dung Công Chúa. Sau này khi trở về Thiên Đình, bà được giao quyền khâm sai Tứ Phủ (từ Thủy Phủ cho tới Thiên Cung), Tam Tòa, biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh gia trung (vậy nên có khi người ta còn gọi là Bà Thủ bản Mệnh). Có khi chầu lại được coi là vị chầu bà giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến, kế cận bên mẫu Liễu Hạnh ở đất Phủ Dầy. Đôi khi thanh nhàn, chầu thường cùng các nàng tiên dạo chơi khắp chốn, từ quê hướng ra kinh thành, vân du khắp mọi nơi.
Đền Thăng Long có bố cục chính hình chữ “Đinh” cùng với các hạng mục khác như lầu voi, sân, cổng và hệ thống tường bao quanh di tích.
Hiện vật
Địa điểm xung quanh
số 10 ngõ 690 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
3.62Km
số 43C, ngõ 497, cụm 2, tổ 15 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội
2.11Km